Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Tri thức từ SÁCH, nên chọn sách gì?

Đọc sách có lẽ là vấn đề muôn thuở luôn được bàn đến. Từ thời xa xưa ông cha ta tìm hiểu tri thức thông qua những cuốn sách. Còn hiện nay với sự phát triển của truyền thông, mạng xã hội, Internet nên có lẽ sách đã không phải là thứ còn được quan tâm như trước nữa. Sách cũng chia ra nhiều thể loại. Tuy rằng mỗi loại đều đem lại cho ta những lợi ích nhất định, nhưng với sự tràn lan các loại sách xuất hiện trên thị trường như hiện nay thì việc chọn một cuốn sách giá trị để đọc quả thật không đơn giản.
Học trò của tôi đủ mọi lứa tuổi, mấy đứa tiểu học thì toàn đọc truyện Doremon, Conan, truyện thiếu nhi, thần đồng đất việt, anime… Mấy đứa cấp 2, 3 lại toàn đọc cái thứ hàng “hot” hiện nay được gọi là “truyện ngôn tình”. “Ngôn tình” là từ hán việt, “ngôn” trong “ngôn từ”, “tình” trong “tình cảm”, tức là ngôn từ tình cảm, tôi hiểu vậy, mà chắc cũng có lẽ vậy thật.  Cô bé học trò lớp 9 của tôi cũng hay chia sẻ về những cuốn truyện mình đã đọc, tuy không đọc loại này nhưng bản thân tôi cũng rất tôn trọng em. Tôi đặt câu hỏi cho em: “em thấy mình học được điều gì từ truyện ngôn tình?” hoặc là: “theo em ngôn tình đem đến giá trị như thế nào cho bản thân em?”. Câu trả lời của em khiến tôi cũng khá bất ngờ: “em thấy vui, giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng và em sẽ không yêu đương gì trong giai đoạn đọc truyện vì em chẳng kiếm ra thằng nào giống trong truyện cả, còn khi hết đọc là em yêu liên tục.” Có lẽ đó là một câu trả lời hết sức ngây ngô, bá đạo nhưng cũng rất thật lòng của em. Truyện ngôn tình tôi đã đọc duy nhất là cuốn “Anh có thích nước Mỹ không? Của Tân Dĩ Ổ. 

Tôi đọc nó đơn giản chỉ vì anh chàng Lâm Tĩnh, tuy anh ta chỉ là tuyến nhân vật phụ nhưng tôi lại thích anh ta đến lạ lùng. Hình ảnh anh ấy xuất hiện, biến mất rồi lại xuất hiện khá mờ nhạt nhưng tôi vẫn ghi nhớ. Hình ảnh xuất hiện ban đầu của anh ta là một chàng sinh viên luật, cuối truyện lại là một Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành đạt đầy quyền lực bao người ngưỡng mộ. Anh ta lướt nhẹ qua cuộc đời của nữ chính trong những năm tháng ấu thơ, nhưng để lại trong cô đầy hồi ức. Anh lẳng lặng ra đi không để lại dấu vết và quay lại cũng khá lặng thầm nhưng mang tính ấn định. Cuối cùng thì anh ta lại thành một đôi với cô nữ chính Trịnh Vy. Tôi thích anh ta bởi cái cách lịch lãm, nhẹ nhàng, xử lý công việc cũng như cuộc sống khá tinh tế, tĩnh lặng nhưng lại đâu ra đó. Cái cách thể hiện tình yêu của anh ta cũng khá ấn tượng, không ba hoa bốc phét, không màu mè, vồ vập. Bằng cả tấm lòng và tấm chân tình của mình, anh ta đến với Trịnh Vy lúc cô yếu đuối nhất, cần một bờ vai và lời an ủi nhất. Mọi thứ anh ấy làm, mọi việc anh ấy hi sinh, nó cũng lặng lẽ, nhẹ nhàng như chính cái tên Lâm Tĩnh vậy. Nhưng trên hết, những điều đó không kém phần sâu sắc và lãng mạn. Với tính cách và phẩm chất của anh ta rất đáng cho những người học luật như tôi học hỏi theo. Tuy cuốn sách này của Tân Dĩ Ổ được xếp vào truyện ngôn tình nhưng nó là một ngôn tình khá thực tế và phù hợp với cuộc sống cũng như bối cảnh xã hội của chúng ta hiện nay. Thiết nghĩ nó rất đáng được bạn đọc trẻ quan tâm để đọc, cảm nhận và rút ra bài học cho chính mình. Còn loại ngôn tình mà cô học trò của tôi đọc, quả thật tôi không đánh giá cao (nhưng cũng không phản bác), bởi nó quá thiếu thực tế, nói hơi nặng là hư cấu. Đôi khi, làm cho bọn trẻ sống trong ảo tưởng, cõi thần tiên, nhưng khi đối diện với thực tế chúng như bị tát mạnh vào mặt. Con nít, tuổi mới lớn có lẽ nên cần một người lớn hơn dẫn dắt chia sẻ, khuyên các em nên tiếp xúc với các tác phẩm văn học kinh điển để hoàn thiện nhân cách của mình. Một số tác phẩm như: 
“Không gia đình”



 “trong gia đình” của Hector Malot


“một lít nước mắt” của Kyto Aya



“những tấm lòng cao cả” của Admondo De Amicis





“Hãy chăm sóc mẹ” của Shin Kyung Sook


“Những cuộc phiêu lưu của Tom Sayer”
“những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” của Mark Twain

“thời thơ ấu” của “Maxim Gorky




Totto chan bên cửa sổ của Kuroyanagi Tetsuko




Không gì quý hơn tập cho con trẻ tính kiên nhẫn. Từ việc chịu khó đọc một cuốn sách, dần dần thói quen ấy sẽ lớn dần trong các em. Qua mỗi cuốn sách ấy, giá trị đem lại không hề nhỏ. Từ mỗi câu chuyện các em học được những bài học lớn, biết quý trọng về việc học tập, biết tiết kiệm, biết yêu thương nhiều hơn và sống có ý nghĩa hơn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét