Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

CẢM NHẬN "XỨ TUYẾT" CỦA YASUNARI KAWABATA

Review Sách Xứ Tuyết

Ranh giới giữa sự thật và dối trá nó mỏng manh đến lạ lùng cũng tương tự như giữa lòng thương và sự ngu nguội.
Buổi sáng bình lặng nghe ca khúc El Perdon (forgiveness) của Nicky Jam ft Enrique  Iglesias phiên bản tiếng anh cảm thấy cái giai điệu la tinh ấy thật dễ chịu nhưng đâu đó vẫn luôn đi tìm một cảm xúc khác. Cho dù bản tiếng anh có hoàn hảo đến mấy thì vẫn luôn tồn tại cái cảm giác trống vắng một chút gia vị, mãi đến khi nghe phiên bản tiếng Tây Ban Nha mới cảm nhận được sự đầy đủ nó được định nghĩa như thế nào.


Cũng như khi đọc tác phẩm của Haruki Murakami, cho dù nó tuyệt, nó đặc sắc, nó hư hư ảo ảo, nó siêu thực nhưng vẫn luôn thắc mắc trong nội tâm rằng hình như nó thiếu cái gì đó, cho đến khi bạn chạm đến tác phẩm của Kawabata Yasunani bạn mới nhận ra đây chính là điều mà bạn đang tìm kiếm. Ranh giới giữa sự thiếu thốn và đầy đủ trong văn học và âm nhạc như màng bong bóng vậy. Nó mỏng đến độ chỉ vài giây là ta đã có thể bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp, trôi đi sự rung cảm trong nghệ thuật.

Vẻ đẹp ẩn dật của thiên nhiên, nỗi niềm sâu kín, khuất trong tâm hồn con người, dấu ấn thời gian mãi không phai mờ như toát lên toàn bộ trong “Xứ tuyết”. Kawabata được mệnh danh là “người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp”, là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người. 

Chàng Shimamura là hiện thân của Kawabata, chàng yêu cái đẹp và yêu những người đàn bà đẹp, rung cảm mạnh mẽ, một con người thiếu thành khẩn với chính mình. Chàng yêu Komako – một cô gái tràn trề vẻ đẹp nữ tính, mạnh mẽ không kém phần trầm lắng về nội cảm, đã đem lại cho Shimamura nhiều cảm giác mới mẻ. Tình yêu của chàng dành cho Yoko – một ca kĩ với vẻ đẹp mong manh và xa vời, mờ ảo nhưng thơ ngây lại da diết đến tận tâm can. Hai tình yêu này đã khiến chàng đấu tranh và giằng xé nội tâm đến nỗi phải lên tàu rời bỏ xứ tuyết quay về Tokyo….Bằng nghệ thuật trực cảm, thẩm mỹ trực giác cùng với bút pháp tinh tế, phảng phất vẻ u huyền của kịch nô và sự cô đọng gợi ý của thơ Haiku, Kawabata đã tạo nên một kiệt tác mang tính mỹ học của thời đại.

Một đoạn miêu tả của Kawabata trong "xứ tuyết" mà mình rất thích: "Đoàn tàu leo lên sườn phía Bắc của dãy núi rồi chui vào đường hầm dài. Khi nó chui ra, ánh sáng mờ nhạt của buổi chiều đông như đã bị nuốt vào lòng đất tối om. Còn các toa tàu cũ kĩ, chúng như đã trút bỏ trong đường hầm bộ áo lóng lánh của sương giá tuyết băng. Tàu chạy xuống một thung lũng. Ở đây, những khoảng tối hơi nhuốm màu hoàng hôn đã ngập đầy những vực thẳm xen giữa các ngọn núi cao chồng đống lên nhau. Sườn núi phía bên này vẫn còn chưa có dấu vết của tuyết."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét