Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

SO SÁNH VỀ CÁCH XÉT HỒ SƠ XIN THỊ THỰC DU LỊCH ÚC VÀ NEW ZEALAND


vẻ đẹp của New Zealand

Úc và New Zealand là hai quốc gia thuộc châu Úc và là anh em hàng xóm của nhau. Tuy nhiên, thể thức hồ sơ và cách xét hồ sơ xin thị thực của hai quốc gia này đều khác nhau một trời một vực. Chỉ giống nhau một điểm đều là thị thực điện tử e-visa.

E-visa du lịch New Zealand
                   

E-visa du lịch Úc

                                                                         
Nếu bạn là người đam mê du lịch, theo chủ nghĩa xê dịch thì bạn hẵn sẽ chọn New Zealand chứ không phải Úc. Điều này thì chắc cũng tùy quan điểm mỗi người. Chung quy lại là, nếu muốn đi du lịch New Zealand thì người ta hay xin luôn thị thực Úc, vì vé máy bay bay thẳng từ Việt Nam sang New Zealand rất đắt, do tuyến bay không nhiều nên giá thành cũng đắt hơn, hãng thường xuyên có chuyến bay là Singapore Airline, hãng bay này đi cũng an toàn hơn. Người ta thường chọn bay từ Việt Nam sang Melbourne hoặc Sydney, Úc rồi từ đó bay sang Auckland, New Zealand, ví dụ vậy. Tức là lên hẳn một tour đi luôn hai quốc gia.

Ở Úc mình thực sự không biết chơi gì bên đó luôn, nó chỉ có thể khiến mình nghĩ ngay đến hàng ngàn hecta nông trại bạt ngàn với những dàn nho chạy dài theo lối, cùng với hầm rượu vang được sản xuất với khối lượng lớn.






 Ghé đến Úc bạn đừng quên thưởng thức một ly rượu vang nhé, uống ít thôi để còn tỉnh táo đi chơi tiếp. Còn New Zealand là thiên đường của hoạt động thể thao ngoài trời, với một đứa mê nhảy dù như mình thì New Zealand là lựa chọn hàng đầu. Các trò chơi mạo hiểm khác như nhảy bungee, nhảy dù, Nevis Swing, leo núi ở Queenstown. Một số môn thể thao khác “nhẹ đô” hơn gồm lướt sóng ở Raglan, chèo thuyền ở Queenstown, đạp xe, đi thuyền kayak…


Trò nhảy dù được thả từ trực thăng này chơi rất kích thích. Ban đầu mình mê dữ lắm, nhưng bữa đứng lớp ở trung tâm dạy đúng phần nhảy dù đã làm nhiều người thiệt mạng khi bị sự cố trang thiết bị dù không bung được lúc trên không, nên dẫn đến rơi tự do đập vào vách đá mất mạng nên cũng làm mình bớt bớt lại. 


Còn trò nhảy dù ca nô kéo bay này thì mình từng chơi ở Bãi Xếp Tuy Hòa, Phú Yên rồi, phí chơi một triệu cho một lần. Thấy chơi vui phết, nghe đâu ở Quận 7, TPHCM cũng có nhưng mình thấy biển ở Sài Gòn bẩn lắm lên không dám thử. 

 Các hoạt động thể thao ngoài trời ở đây được đầu tư tổ chức với quy mô lớn cùng trang thiết bị hiện đại thu hút các bạn trẻ khắp thế giới. Ví dụ đối với nhảy dù từ trực thăng, các chuyên cơ máy móc rất hiện đại và được quốc gia này cực kỳ chú trọng. Thực ra nếu không có mấy này thì chắc cũng không ai tới đây làm gì, bạn mình du học bên New Zealand nó bảo "người nghèo có thể chết vì đói, còn tao ở đây cũng sắp chết vì buồn". Hàng năm ở New Zealand có hàng loạt cuộc thi chạy với quy mô lớn rải rác từ tháng hai cho tới tháng 12. Khi bạn đăng ký tham dự các hoạt động đều tốn kha khá tiền, điển hình là phí đăng kí chạy 100 miles giải Ironman Tarawera Uliramarathon là tầm 12,000,000VNĐ. Mình có đính kèm link đăng ký cuộc thi chạy Ironman diễn ra vào đầu tháng 2/2020 cho bạn nào thực sự đam mê chạy nhảy tham khảo 





Từ điểm này, mình nghĩ nguồn thu nhập của quốc gia này là từ các hoạt động này chứ không chạy đường nào. Thử nhẩm tính hàng triệu người đăng ký chơi mấy này thì quốc gia nó giàu lên cỡ nào. Vâng đúng vậy, quả thật mình đoán không hề sai. Nền kinh tế của New Zealand dựa vào hai nguồn chủ yếu là từ du lịch và sản xuất nông nghiệp. Thật sự rất khôn khéo khi biết tận dụng vị trí địa lý ưu ái với nhiều lợi thế để phát triển du lịch, chính phủ nước này không tiếc tiền bỏ ngân sách ra để đầu tư phát triển du lịch. Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang rất hot, thì New Zealand là quốc gia mà chúng ta cần học tập theo. Dù phát triển du lịch cỡ nào quốc gia này vẫn chú trọng cực kỳ đến việc bảo vệ môi trường. Khẩu hiệu chính của ngành du lịch New Zealand là mang đến môi trường du lịch "100% trong lành" cho du khách. Chỉ cần bước đến đây thôi, bạn tự nhiên sẽ cảm thấy "ôi sao tự nhiên thấy mình thân thiện với cỏ cây ghê". Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đánh giá New Zealand là một trong những thương hiệu hàng đầu về điểm đến lý tưởng, được vinh danh là điểm đến tuyệt vời nhất cho du lịch vì môi trường. 


Đối với thị thực Úc, do người Việt xét hồ sơ nên họ thấu hiểu được văn hóa của người Việt, công việc cuộc sống và hiện trạng xã hội, họ có thể thông cảm cho một số loại giấy tờ của bạn và chấp nhận nó. Giấy tờ yêu cầu cũng không có gì quá phức tạp miễn đảm bảo tính thật, tính logic là đủ. Còn đối với New Zealand, hồ sơ sẽ không được xét tại Việt Nam nên thời gian chờ kết quả rất lâu, từ 20 ngày làm việc trở lên và không phải lăn tay chụp hình như Úc. Hồ sơ xin thị thực du lịch New Zealand vì là người nước ngoài xét nên phải dịch thuật công chứng hồ sơ. Nộp online nộp cả bản gốc lẫn bản dịch, mỗi cái chuyện phân loại đặt tên hồ sơ sắp xếp rồi ngồi upload từng miếng từng miếng một lên trên tài khoản là đủ mệt rồi, upload chậm quá nó expire là muốn đập laptop lol. Cách làm hồ sơ New Zealand theo mình đánh giá là khó làm hơn cả thị thực UK, xét tỉ mĩ về vòng đời của một con người. Năm 2019 là năm có lẽ tồi tệ đối với người Việt Nam khi có 47 bộ hồ sơ New Zealand bị phát hiện là làm giả giấy tờ. Người ta thông kê ra là khoảng 80% hộ khẩu là ở mấy tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Hải Dương… Các anh em vịnh Bắc Bộ bây giờ là thấy xin New Zealand hơi bị chua đấy. Cho nên sinh sống và làm việc trong nam sẽ lợi thế hơn rất nhiều. Thời điểm 2019 xin thị thực New Zealand từ du học cho tới du lịch đều thấy nhạy cảm và khá cay. Cánh vịnh bắc Bộ càng ngày càng căng. Hải Phòng là cái nôi mà các chị em độc thân có phong trào lấy chồng Tây ở Úc và Canada nên nữ độc thân ở tỉnh này thì tốt nhất nên từ bỏ giấc mơ Úc trừ khi bạn có vị trí cao cấp trong xã hội. Buồn thay cho một quốc gia mà đi đâu cũng bị gắn mác lấy trai Tây vì quốc tịch và đi trốn làm việc bất hợp pháp. Người trước đi trước làm bậy chặt đường người đi sau.

Tính viết một bài chi tiết về cách chuẩn bị hồ sơ xin thị thực New Zealand cũng như mở tài khoản, điền form, nộp hộ chiếu lãnh sự như thế nào nhưng thấy khó quá nên đâm ra lười. Hơn nữa Lãnh sự xét hồ sơ New Zealand rất ba hồi, giam hồ sơ rất lâu và không cho mình thông tin email để mình email lên hỏi, chỉ cho số điện thoại liên hệ tới thẳng New Zealand thôi. Đợt mình bị sự cố phải nhờ bạn mình du học bên đó gọi hỏi giúp. Nếu không quen ai thì bấm bụng gọi điện thoại quốc tế qua đó mà trình bày với Lãnh sự lol. Bởi phiền thế này nên chỉ có ai ham mê du lịch thực thụ mới mò sang, hoặc có công việc phải sang chứ trốn cũng không muốn trốn qua xứ cây cỏ này rồi, nói vậy thôi chứ đầy người trốn qua đó, thề là không biết người ta trốn qua đó làm gì lol.


Này là giao diện Account nộp hồ sơ xin thị thực du lịch New Zealand online




Còn đây là giao diện Immiaccount nộp hồ sơ xin thị thực Australia online


Chúc mọi người ai mê New Zealand sớm cầm trên tay thị thực của nó nhé <3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét