Mùa dịch covid bạn làm gì vào mỗi sáng? Nhâm nhi tách cà phê nóng hôi hổi và cùng thưởng thức những thước phim “Khi tách cà phê còn chưa nguội” và nghiền ngẫm về đời mình. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Nhật Toshikazu Kawaguchi và được công chiếu vào năm 2018. Cuốn sách được phát hành tại Việt Nam vào tháng 8/2017. Và hiện tại tiki/fahasa đã hết hàng T_T
Link phim
Link ebook (đọc cho đỡ ghiền chỉ dịch có một phần à). Ai có full bản ebook thì cho mình xin với nhé.
Bạn vẫn thường nghe mọi
người hay tiếc nuối, than thầm “nếu như” “giá mà” “Hồi hay” vân vân mây mây. Ai
cũng từng có những lần hối tiếc về những điều xảy ra trong quá khứ, đan xen bao
cảm xúc hối hận, cắn rứt, day dứt, đau buồn, phiền muộn nhưng liệu có thay đổi
được gì chăng? Nếu như có thể trở về ngày hôm đó, bạn sẽ quay về để gặp ai? Thường
thì, trong các bộ phim hay tiểu thuyết, khi nói tới cổ máy vượt thời gian thì
đều có motip chung là, đưa người ta trở về quá khứ, sau đó bằng cách nào đó
thay đổi thực tại. Nhưng trong “Khi tách cà phê còn chưa nguội” thì “Khi quay trở lại quá khứ, dù có cố gắng bao
nhiêu đi nữa, bạn cũng không thay đổi được hiện tại”. Bạn có thốt lên rằng: “nó
chẳng còn ý nghĩa gì nữa”?. Nhưng ở Cửa tiệm cafe nổi tiếng có tên Funikuri
Funikura với tone nâu đỏ ma mị, những vị khách thực sự đã quay ngược thời gian
trở về quá khứ để hoàn thành những điều còn dang dỡ ấy.
“Chỉ
cần có trái tim, con người có thể vượt qua bất cứ khó khăn, trắc trở nào trong
cuộc sống. Thế nên, dù hiện thực không thể thay đổi được nữa, nhưng nếu trái
tim con người thay đổi thì chiếc ghế này chắc chắn sẽ có một ý nghĩa quan trọng…”
Nội dung xoay quanh bốn
câu chuyện trong một cửa tiệm cafe ẩn nấp dưới tầng hầm ở Nhật của năm 2018 (Năm Heisei 30) và năm 2019 (Năm Heisei 31), bốn hoàn cảnh khác nhau, tưởng chừng như rời rạc nhưng bốn mảnh đời
ấy lại như có các mắc xích kết nối với nhau. Và đâu đó trong những mẫu chuyện ấy,
phản ảnh chính bản thân bạn trong đó. Đôi khi, mình nghĩ, hối hận ở hiện tại
khiến ta chìm đắm trong tội lỗi, tự trách mình như cô gái sắp bước vào tuổi 30 –
Kirai (trong câu chuyện thứ ba). Cô ấy nghĩ rằng chính cô là người đã khiến em
gái mình ra đi mãi mãi và giá như cô ấy không bốc đồng, không ngang ngược, ích
kỷ và sống theo ý mình, thì có lẽ cô em gái Kimi- người mà cô yêu thương nhất sẽ
không xảy ra tai nạn. Dường như muốn nhắc khéo chúng ta, chẳng có “hiệu thuốc”
nào bán “thuốc hối hận” cả. Kirai đã thông suốt khi cô được trở lại quá khứ để
nói lời chia tay với em gái và cô ấy nhận ra rằng: “Nếu cứ đau buồn khi nghĩ về em gái mình thì khác gì nó sinh ra để khiến
người khác phiền não sao? Thế nên, tôi phải sống thật hạnh phúc. Tôi cũng sẽ
mang hạnh phúc đến với ba mẹ và những người chung quanh.”
![]() |
Phân cảnh ma mị quay về quá khứ trong phim |
Như trong “Hiệu ứng cánh
bướm – The Butterfly Effect”: “change one
thing, can change everything” là đúng với mẫu chuyện đầu tiên của cô gái
Kiyokawa Fumiko và chàng trai Katada Gorou. Một thay đổi thái độ để thấu hiểu chàng trai đã thay đổi cả vận mệnh của cô ấy trong tương lai của họ. Họ đã chia tay nhau ở hiện tại và rồi
chàng trai sang Mỹ. Cô gái đã quay trở lại quá khứ để hiểu rõ lòng mình với
chàng trai và nhận ra rằng cách hành xử của mình trong quá khứ là không đúng và
điều đó một chút nữa đã khiến hạnh phúc vụt mất khỏi tay cô. Quá khứ sẽ không
thay đổi nhưng tương lai là chuyện còn
chưa xảy ra, tất cả phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Đến với cái kết
happy ending của couple này, cô ấy said: “Thời
gian nhanh như chó chạy ngoài đồng, chỉ cần do dự một chút thôi thì hiện tại và
tương lai sẽ thành quá khứ ngay và tôi không muốn mất đi điều ấy”.
Khi tách cà phê còn chưa nguội
– chúng ta vẫn còn cơ hội để yêu thương thêm một lần nữa.
Có một phân cảnh mà Fumiko thắc mắc liệu có đến tương lai xem trước được không, mình
thấy rất đáng để suy ngẫm. Dù tác giả tưởng tượng phong phú
nhưng mình đánh giá cao sự tưởng tượng này nằm trong giới hạn chấp nhận được chứ không lố như
Doremon của thế kỷ 22. Vì biết rõ chuyện
xảy ra trong quá khứ, ta mới xác định được thời điểm để trở về. Nhưng tương lai
thì không như vậy, ta đâu thể biết chính xác thời điểm người mình muốn gặp có ở
đây hay không? Đây có vẻ như mang ngụ ý rất sâu xa và thâm thúy về cuộc sống.
Nó đưa mình đến một suy nghĩ, dường như tất cả mọi người chúng ta sẽ phải gặp
trên trường đời nó đã được an bài sẵn mà người đời thường gọi là “định mệnh”,
kết quả sẽ được phản ánh dựa trên phạm trù “nguyên nhân – kết quả”. Cái kết happy
ending hay sad ending là sự lựa chọn nằm trong tay mình.
Phim/Cuốn sách đưa đến một
thông điệp tích cực cho bạn, hãy thôi nhìn về quá khứ cũ kỹ, cất giữ nó trong
tim, hướng đến tương lai tươi sáng và sống trọn từng khoảnh khắc của thực tại. Phải
chăng, cuốn sách là một ảo tưởng của tác giả để làm lòng mình thanh thản trước
những sai lầm trong quá khứ….
Phim/sách thần thánh hóa
một số điều viễn tưởng nhưng dù sao đi nữa, let it go, trân trọng cuộc sống hiện
tại, luôn có cái nhìn khách quan về mọi thứ, hướng đến sự chân thiện mỹ của cuộc
đời. Trong cuốn “Bảy quy luật tâm lý để thành công” có nói: “Quá khứ đã là lịch sử, tương lai còn chưa tới
chỉ hiện tại mới là món quà cho ta”. Những gì đã là lịch sử, nó xứng đáng
được lưu giữ, chính những sai lầm trong quá khứ mới tạo nên những giá trị của
hiện tại, và không có lý do gì khiến chúng ta tiếc nuối về nó cả.
![]() |
3 đồng hồ cổ quá khứ, hiện tại và tương lai trong tiệm cafe |
Đối với mình, nội dung của
“Khi tách cà phê còn chưa nguội” khá buồn nhưng tất cả đều có cái kết hết sức
viên mãn và tròn. Những giọt nước mắt hạnh phúc, những cái ôm nồng ấm sẽ khiến
bạn cảm thấy lâng lâng niềm hạnh phúc dù đang cách ly xã hội trong thời điểm hiện tại
ahihi.
![]() |
Cái kết HE của Kazu cô chủ quán cafe |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét