Bạn
sống một cuộc đời sẽ phải chứng kiến đến sự so sánh của người khác giữa mình với
một đứa bằng tuổi, rằng nó thành công như nào, học trường top ra sao, đi làm sẽ
phải nghe đồng nghiệp mỉa mai ganh tị và cạnh tranh đến khó chịu như nào vân
vân và mây mây một ngàn lẻ một tình huống xảy ra trong cuộc đời bạn. Rồi bạn lại
phải bận tâm đến việc người khác nghĩ về mình ra sao và mình làm như vậy liệu
có làm người khác phật lòng hay không? Nếu bạn là người luôn bị vây quanh bởi
những ý nghĩ và có quá nhiều mối bận tâm như vậy thì đây chính xác là cuốn sách
dành cho bạn. Chỉ với audio dài 5.5 giờ đồng hồ, (link audio) mình nghĩ nó có thể giúp bạn
loại bỏ những thứ “ruồi muỗi” không liên quan đến cuộc đời bạn ra khỏi suy nghĩ
của bạn. Mình không nghĩ một cuốn sách self-help lại có thể hấp dẫn đến vậy.
Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm – The subtle art of not giving
a f*ck của Mark Manson với nội dung như chính tiêu đề của cuốn sách, sẽ đưa bạn
đến với sự tự do, thanh thản, thảnh thơi trong suy nghĩ như thế nào. Bạn sẽ trải
nghiệm qua mỗi chương và cảm nhận rằng “à, thì ra cuộc sống không mấy mệt mỏi
như ta vẫn tưởng” bởi vì sao, bởi vì chúng ta biết chấp nhận “cuộc sống này nó
vốn phải vận hành như vậy”. Cuốn sách dài 341 trang chia làm 9 chương.
Link ebook tiếng việt
Link ebook tiếng anh
Link ebook tiếng việt
Link ebook tiếng anh
Nội dung cuốn sách bạn có thể đọc chi tiết, rất đáng để bỏ thời gian ra
đọc. Nó không đơn thuần là một cuốn sách self-help thông thường, ở đây còn giúp
bạn giải trí bởi sự hài hước và các tình huống, câu nói cũng như cách ví von của
dịch giả khiến bạn phải bật cười chẳng hạn như “Đôi khi tôi thấy cuộc đời tôi
thối như một đống phân bò”. Dịch giả có thể nhận định rằng, câu chuyện tình yêu
lãng mạn của Romio và Juliet là một câu chuyện tình yêu nhảm nhí và xuẩn ngốc,
cái chết lãng xẹt của hai nhân vật chính. Cuốn sách không nhàm chán như những
loại self-help chuyên dạy đời như bố thiên hạ người ta. Ngoài ra, nếu bạn là
người yêu khoa học như mình thì nó rất có ích cho bạn khi mang đến một khối lượng
tri thức khổng lồ của nhân loại, về triết học, khoa học, tâm thần học, tâm lý học
khác nữa.
Thật đặc biệt là, ở mỗi chương của cuốn sách này, lại làm mình liên tưởng
đến một cuốn sách khác, để minh chứng cụ thể hơn cho nhận định của tác giả.
Chương 1: ĐỪNG CỐ. Nó làm mình liên tưởng đến cuốn sách “Dám chấp
nhận” của Ernie Carwile. Nó đưa ra ba phạm trù quan trọng liên quan đến sự
thành bại của mỗi người trong cuộc sống, đó là: thái độ, sự kiên trì và tinh thần
chấp nhận bản thân. Có những việc không phải bạn cứ cố gắng là sẽ thành công,
đôi khi, bạn phải biết chấp nhận nó. Chấp nhận ở đây là không phải ta thua cuộc,
mà ta phải hiểu ra rằng mình không nên cưỡng cầu, phải biết đủ, biết đâu là điều
ta cần, biết mình là ai và biết mình đang đứng vị trí nào. Đừng mang trong mình
một chấp niệm cuồng si mà tự hủy hoại đi bản ngã của chính mình.
Trong cuốn sách này mình rất ấn tượng với triết lý triết học mà Alan Watts đưa ra gọi là “luật giật lùi” - The Backwards Law –
Trong cuốn sách này mình rất ấn tượng với triết lý triết học mà Alan Watts đưa ra gọi là “luật giật lùi” - The Backwards Law –
“Theo đuổi một trải nghiệm tích cực là một trải nghiệm tiêu cực; chấp nhận
một trải nghiệm tiêu cực là một trải nghiệm tích cực”
(“The desire for a more positive experience is
itself a negative experience. And, paradoxically, the acceptance of one’s
negative experience is itself a positive experience.”)
![]() |
Triết gia Alan Watts với "Luật giật lùi - The backwards Law" |
– tức là bạn càng cố gắng để cảm thấy ổn hơn vào mọi thời điểm, thì bạn lại càng ít cảm thấy mãn nguyện hơn, bởi vì theo đuổi một thứ gì đó chỉ càng nhân lên cảm giác rằng bạn thiếu thốn nó ngay từ lúc ban đầu. Bạn càng muốn trở nên giàu có, thì bạn lại càng cảm thấy bản thân mình nghèo và vô dụng, dù cho trên thực tế bạn có kiếm được bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Bạn càng muốn trở nên quyến rũ và được khao khát bao nhiêu, bạn càng nhìn nhận rằng bản thân mình xấu xí, dù cho nhan sắc thực của bạn có ra sao. Bạn càng muốn trở nên hạnh phúc và được yêu thương bao nhiêu, thì bạn lại càng cảm thấy cô đơn và sợ hãi, dù người bên bạn có là ai đi chăng nữa. Bạn càng muốn cho tâm hồn mình thanh thản, thì bạn lại càng tự cho mình là trung tâm và thành ra nông cạn trên bước đường tiến tới.
Mọi thứ đáng giá trong cuộc sống đều đạt được
bằng cách vượt qua những trải nghiệm tiêu cực. Bất kỳ một nỗ lực chạy trốn khỏi
sự tiêu cực nào, tránh xa nó hay đàn áp nó hay phớt lờ nó đều bung bét hết cả.
Sự trốn tránh việc chịu đựng sự dày vò cũng chính là một sự dày vọ. Sự trốn
tránh đấu tranh cũng là một cuộc tranh đấu. Sự chối bỏ thất bại chính là một sự
thất bại. Che giấu điều đáng xấu hổ cũng là một dạng hổ thẹn.
Nỗi đau là một sợi chỉ không thể gỡ ra được
trong tấm vải cuộc đời, và giật nó ra thì không chỉ là một việc làm không
tưởng, mà còn có tính hủy diệt: cố gắng xé rách nó sẽ phơi bày mọi thứ đi kèm
cùng với nó. Để cố gắng chối bỏ nỗi đau chính là việc quá bận tâm tới nỗi đau.
Ngược lại, nếu như bạn có thể không thèm bận tâm tới nỗi đau, thì không có gì
cản được bạn hết.
Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA SỰ CHỊU ĐỰNG. Nếu bạn là một người yêu các triết lý phật
giáo như mình, bạn sẽ cảm nhận sấu sắc về chương này. Với nổ lực để tìm đến hạnh
phúc, âu thật khó nghĩ mà nó chỉ toàn mang đống rác rưởi tới cho bạn. Dĩ nhiên
khi được hỏi bạn muốn gì trong cuộc đời này ta thường trả lời những câu nông cạn
như “tôi muốn thật nhiều tiền, thật giàu có vân vân và mây mây” vậy bạn đã sẵn
sàng để trả lời cho câu hỏi “liệu bạn có chịu đựng được những thử thách và khổ
đau hay chưa? Khổ đau hay hạnh phúc cũng xuất phát từ sự cảm thụ của bản thân
chúng ta, và người phổ độ chúng sinh và làm nó trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết
đó chính là đức phật Siddhartha trong cuốn sách về triết lý phật giáo “câu chuyện
dòng sông – Siddhartha” của Hermann Hesse. Đức phật này chính là vị hoàng tử
trong câu chuyện, người luôn sống trong nhung lụa không hiểu được nổi khổ đau của
chúng sinh. Không biết trân trọng cuộc sống được đức vua ban cho. Khi đạt đến
cõi niết bàn, chịu đựng và thông suốt được nổi khổ ải của nhân gian, người mới
hiểu hết được giá trị của hai chữ hạnh phúc là gì.
Chương
7: “THẤT BẠI LÀ CÁCH ĐỂ TIẾN LÊN” khiến mình liên tưởng đến cuốn sách “Dám thất
bại” cuốn này mình đã đọc từ những năm cấp 3. Khi thất bại trong bất cứ điều
gì, bạn đừng vội chối bỏ nó hay cảm thấy nó tệ hại. Bạn phải bình tĩnh chấp nhận
nó như là một phần của cuộc sống. Chẳng có thành công nào mà không trải qua đôi
lần thất bại. Quan trọng là bạn nhận ra gì và học được bài học gì từ thất bại
đó.
Chương 8: “TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NÓI KHÔNG” đây mới là nghệ thuật để chúng ta thảnh thơi
hơn đây. Bạn hãy thử tưởng tượng rằng, bạn đến bất cứ đâu và không bao giờ biết
từ chối lời nhờ vả của người khác thì bạn sẽ biến thành con gì?? Để hiểu sâu sắc
hơn về triết lý ẩn ý bên trong của nó bạn hãy thử kinh qua cuốn “Lời từ chối
hoàn hảo” của William Ury. Cuốn này mình chỉ mới đọc dạo gần đây, bởi mình cũng
muốn học cách từ chối khôn ngoan từ những lời nhờ vả = )))
Thực ra, tác giả viết nên cuốn này mình đánh giá rất cao ở khía cạnh sử
dụng rất nhiều câu chuyện thực tiễn, lý thuyết triết học và khoa học lồng ghép
vào từng chương của cuốn sách. Ông ấy không nói chỉ nói suông. Một cảm giác khá
bất cần đời và có vài phần nổi loạn đã làm cuốn sách này nổi bật hơn hẵn những
cuốn sách self-help khác mà mình từng xem qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét