Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

WEBSITE DESIGN ẢNH BROCHURE CARD ẤN TƯỢNG VÀ MIỄN PHÍ

1. Presentation Magazine
Trang này có hơn 50000 mẫu powerpoint miễn phí và thậm chí cả clip nghệ thuật hữu ích mà bạn có thể tải xuống. Các mẫu được phân loại theo các chủ đề khác nhau, và chúng hỗ trợ nhiều phiên bản của PowerPoint. Ngoài ra trang này còn cung cấp các bài báo hữu ích về nghệ thuật thuyết trình trước công chúng và những lời khuyên về các ý tưởng cho bài nói của bạn.
Đây là một trong những tài nguyên trực tuyến được truy cập nhiều nhất về mẫu và chủ đề PowerPoint chất lượng đã chia sẵn các mục chứa các mẫu trình chiếu với các chủ đề tương ứng như: Business & Finance, Education, Animals…

 Trang web có giao diện rõ ràng và gọn gàng, cho phép người dùng có thể chọn các mẫu theo thẻ, theo phổ biến hoặc tìm kiếm với từ khoá. Tải xuống bất kỳ mẫu nào với một cú nhấp chuột ở định dạng lưu trữ ZIP.Một số mẫu trong đó còn được gắn các đoạn âm thanh, tạo hiệu ứng tốt cho người trải nghiệm thuyết trình. Hơn hết bạn còn được ung cấp các bài viết hướng dẫn tạo các slide powerpoint chuyên nghiệp

Đây là một trong những trang web nguồn PPT thú vị và có
giá trị nhất. Cung cấp cho bạn một bộ sưu tập các mẫu, các chủ đề và hình nền miễn phí mà bạn có thể tải về và điều chỉnh cho việc sử dụng của bạn. Người dùng có thể tải tệp PPT trực tiếp mà không cần phải giải nén. Các mẫu có thể chạy được trên PowerPoint 2007 và các phiên bản nâng cấp khác. Các mẫu được phân loại để tiện lợi và bạn cũng có thể tìm kiếm theo màu sắc.
Smile Templates được xem là nguồn cung cấp mẫu PowerPoint miễn phí tốt thứ hai sau Microsoft Trang web này có hàng trăm mẫu Powerpoint đẹp mắt mà có thể được tải về miễn phí.
6. Designbold

7. Canva


Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

[REVIEW PHIM] AUTUMN SOTANA- Bản sonata mùa thu (1978)



“Mỗi người đều phải học cách sống. Và tôi phải luyện tập nó mỗi ngày. Trở ngại lớn nhất của tôi là tôi không biết mình là ai. Tôi mò mẫm trong mù quáng. Chỉ khi có ai đó yêu tôi được như tôi, thì may ra tôi mới dám nhìn lại chính mình. Nhưng đối với tôi, khả năng đó là quá xa vời."

Autumn Sotana là một bộ phim kinh điển của Thụy Điển được đánh giá 8.3/10 điểm trên IMDb của đạo diễn Ingmar Bergma – một trong những nhà làm phim có tầm ảnh hưởng tới nền điện ảnh hiện đại. Chân dung của ông còn được in lên tờ tiền giấy của Thụy Điển nhằm tôn vinh như một vĩ nhân nổi tiếng trong lịch sử của nước này. Bộ phim đạt 2 đề cử Oscar cho “nữ chính xuất sắc nhất” và “Biên kịch xuất sắc nhất”.


Bộ phim là một bức tranh đưa bạn đến với vẻ đẹp, sự nhẹ nhàng đẹp đẽ mùa thu của Thụy Điển. Với gam màu vàng sáng sủa, cùng sự ấm áp ấy là sự trá hình trong nỗi phẫn uất và tràn đầy trách móc mà người con gái dành cho mẹ mình. Là bộ phim nhân văn về tình thân, tính trách nhiệm của người mẹ và cũng là bộ phim điện ảnh của Thụy Điển đầu tiên mình từng xem. 

Charlotte đến nhà của Eva
Nhân vật chính là nữ nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng và cực kỳ xinh đẹp Charlotte Andergast, bà đã chạy theo tiếng gọi của danh vọng, sự xa hoa, hào nhoáng của thế giới nghệ thuật mà bỏ rơi con cái cùng mái ấm của mình. Sau 7 năm xa cách, bà đã quay lại gặp đứa con gái Eva năm ấy. Bao nhiêu nỗi hận mà đứa con đã chịu đựng đã bộc lộ hết thẩy lên người mẹ của mình. Từ cảm xúc bộc lộ thành ngôn ngữ tài tình, ánh mắt, biểu cảm của những nhân vật trong phim khiến người xem phải nghĩ ngợi nhiều. Ai cũng hết sức đáng thương và đáng giận. Tình cảm như một sợi giây vô hình, nó đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn và đôi khi vô hình chung kéo chúng ta mãi mãi xa nhau.

Sự khéo léo khi mượn hình ảnh ẩn dụ trên nền nhạc dương cầm của Chopin để miêu tả nỗi niềm của hai mẹ con. Khi Charlotte nhìn Eva đàn, bà đã xúc động nỗi đau con mình gửi gắm trong âm nhạc, và ngược lại, khi Eva nhìn mẹ mình đàn, cô đã không thể che giấu được sự tổn thương trong tầm hồn từ thuở thiếu thời.

Âm nhạc của Chopin dịu dàng nhưng ẩn chứa một tình cảm mãnh liệt và dữ dội. Đó là nỗi trăn trở về tổ quốc Ba Lan, là nỗi day dứt đau khổ trong tình yêu. Người ta ví âm nhạc của ông giống như một khẩu đại bác được phủ bởi hoa hồng. Biên kịch đã dùng hình ảnh này để đưa nhân vật lên cao trào của nỗi đau, lột tả sự thù hận. Chopin là người tình cảm, nhưng không ủy mị. Khúc dạo đầu của bản Sonata nói về nỗi đau, không phải ảo tưởng. Người chơi cần phải bình tĩnh, rõ ràng và khắc nghiệt. Nó là nỗi đau, nhưng không được thể hiện điều đó ra. Sau đó là một sự giải thoát ngắn nhưng nó kết thúc ngay lập tức và nỗi đau trở lại. Trong toàn bộ thời gian, Chopin tự hào, đam mê, dằn vặt và rất đàn ông. Ông ấy không phải là một người đàn bà ủy mị.

Khúc dạo đầu của bản Sonata phải được thực hiện, để nghe gần như khó chịu. Nó không ăn nhập với đoạn sau để nghe có vẻ sai sai. Người nghệ sĩ dương cầm phải chiến đấu theo cách của mình thông qua nó và thoát ra khỏi sự đau khổ.

Cách biểu cảm của từng phím đàn như nói lên tâm trạng và sự dồn nén của Eva.

Eva đang viết thư gửi mẹ

Cảnh đẹp mùa thu của Thụy Điển khoác lên sự u uất, tình yêu xen lẫn thù hận dữ dội của Eva.
Là một bộ phim tâm lý, kịch tính và dữ dội. Nó toát lên sự trần trụi về bộc lộ cảm xúc của từng tuyến nhân vật. Tình yêu và sự thấu hiểu khiến chúng ta thăng hoa nhưng cũng kéo chúng ta tuột dốc không phanh khi hai bên không biết nửa còn lại muốn gì. Nó cần phải có sự trao đổi và giao thoa với nhau như nhu cầu trao đổi chất của cây xanh. Sự đau khổ ấy đã dằn vặt họ gần như suốt đời, nhưng sau tất cả, họ vẫn là tình thân của nhau và cô con gái đã dũng cảm đón nhận, không từ bỏ mẹ mình thêm một lần nào nữa.

“Hiểu được thực tế là một công việc đòi hỏi sự tài năng. Hầu hết mọi người đều thiếu tài năng đó và có lẽ nó cũng như vậy.”

Trước đây, mình cảm thấy khó khăn khi cảm thụ âm nhạc giao hưởng của mấy cụ như Franz Liszt, Chopin, Bach, Beethoven… Nhưng quả thật những bản nhạc này là một kiệt tác khi nó biểu lộ được cảm xúc, nỗi đau, tình yêu và sự mãnh liệt về nghệ thuật. Khi hiểu và cảm thụ âm điệu thì bạn sẽ thấy nó hay thực sự. Đó giờ mình rất mê Franz Liszt nhưng sau khi xem phim này xong thì đâm ra cũng hơi mê bác Chopin. Chopin để lại kho tàng đồ sộ các tác phẩm dương cầm như Congxerto, sonata, nocturne nhưng bản thân mình thì cảm thụ được và rất thích Nocturne in C# minor. Những âm thanh trong Nocturne in C# minor thật chậm rãi nhưng thật réo rắt và khắc khoải. Những âm thanh được người biểu diễn thể hiện một cách tinh tế, với những nốt nhạc rất dịu và có điểm rơi tự nhiên.

Bộ phim không có nhiều cảnh động, nhưng lại cuốn người xem đến giây phút cuối cùng. Bạn hãy thử xem!!

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

The 12 Months Defacto Rule - What it REALLY Means




Whenever I talk to couples about the 12 months rule, I think one of the things that couples get the most confused by or perhaps don't understand about the 12 months rule is that there is a big difference between being able to show that you have been in a de facto relationship for 12 months, versus being able to show that you have been in a relationship for 12 months.

So to clarify, the 12 months rule is not about showing the Australian government that you have been with your partner for 12 months. That’s not the focus of the 12 months rule. The 12 months rule specifically requires that you have been living together to some degree or, at least, that the four aspects of your relationship, one of them being cohabitation, show that you've been together as a defacto couple 12 months prior to lodgement.

For example, if we look at a timeline for any typical relationship, it often goes something like this;

MILESTONE 1) The couple meets. This is pretty self-explanatory!

MILESTONE 2) The couple begins exclusively dating which is the period where your relationship is developing, it's progressing. You're starting to meet each other's families, you're starting to do things together, you might take some holidays together, you might start thinking about moving in together at some point in the future. Maybe you're starting to have plans or thoughts about your future together. During that period you are still in the early stages of your relationship. It's still a boyfriend/girlfriend, boyfriend/boyfriend or girlfriend/girlfriend relationship, but there is a point in time when all of this transitions from that, let's say young type of relationship, to a more mature, committed relationship. Perhaps you move in together, you start pooling your finances and making long term plans with each other. This is when you may be able to start claiming that you are in a de facto relationship.

MILESTONE 3) As above, there comes a point in your relationship when you transition away from an early phase relationship, to formally being able to show you are together as a de facto couple.

Now, the 12 months rule, which applies to the 820/801 and the offshore 309/100 requires that you have been in a de facto relationship for 12 months before applying for your visa.
That is what the 12 months rule means.

Put simply, there is a clear difference between when you commence your relationship to when you commence a relationship that you can evidence as being de facto.

I feel that this is one of the main things couples get confused over and perhaps they try to, either intentionally or accidentally, claim their defacto date too soon in their timeline.
So that's probably the first bit of homework that I can give you.

See if you can identify and very clearly separate those three key moments and periods in your relationship because they will be relevant not only to your evidence but the actual DHA application & sponsorship forms which will ask you for similar dates.

Point number two is that don't worry, necessarily, if you feel that you can't meet the 12 months rule, and you're at a point where you're looking to apply for your partner visa quickly.
Often there will be situations where a visa applicant is inside the country and they are on a visa that is expiring meaning that there is an urgency to apply for an onshore partner visa and secure the associated bridging visa.

Thankfully, however, there are simple yet effective strategies to waive the 12 months rule from the assessment of the relationship, the most common is by registering your relationship as a civil union. Unfortunately only registering your relationship in certain States/Territories will waive the 12 months rule (namely Victoria, New South Wales, Queensland, Tasmania & ACT).

In terms of just expanding a little bit further with regards to the process of applying for a civil union, another misconception is that you need to register the relationship before you apply for the visa. That is not the case and you can apply for your civil union after your visa is applied for should you need to for whatever reason.

So let’s consider a typical timeline of applying for a Partner visa from on-shore. Once the onshore application is submitted, we know that with current processing times it is likely to take 2+ years to be decided. Now, the law permits that you register your civil union at any point during the processing of your application and it will still remove the assessment of the 12 months rule from your relationship.

To clarify, however, you still need to be able to demonstrate that you were in a de facto relationship at the time your application was submitted (and eventually decided), however, you will not need to show that you were defacto 12 months prior to lodgement, which naturally is much harder to do given it is earlier in your relationship timeline.

I hope this helps explain what the 12 months rule really is, what it requires you as a couple to demonstrate and how you might be able to remove that from the assessment of your relationship

Let me know in the comments below if you have any questions and I will do my best to respond to each of you.


Source: Martin Salvo - Immigration Lawyer

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

[REVIEW PHIM] The walk (2015) – cuộc chơi của người nghệ sĩ


The walk (2015) – Bước đi thế kỷ 

[Warning] các bạn tim không tốt, sợ độ cao và không chịu được sự hồi hộp thì đi ra nhé.

Tiểu thuyết “Người đi dây” của nhà văn Column McCann đã đưa mình đến với bộ phim này. Bộ phim không phải được chuyển thể từ tiểu thuyết này mà là cuốn tiểu sử “To the reach the clouds – Bước đi trên những đám mây” của chính nghệ sĩ đi dây người Pháp Philippe Petit. Để tìm hiểu rõ sự thật của nó hơn thì bạn nên xem bộ phim tài liệu “The man on wire”. Hàm chứa sâu bên trong người nghệ sĩ là câu chuyện cuộc đời người. Chàng trai ban đầu chỉ là một cậu chàng thích thú việc đi dây và chàng luôn nghĩ và nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn hời hợt của người thiếu kinh nghiệm. Cho mãi đến khi đang trong quá trình luyện tập trên dây, sợi dây đứt ra thì chàng mới nhận ra được rằng mình đã sai phương pháp. Chàng bừng tĩnh và bắt đầu đã hiểu ra rằng mình cần một người thầy thực thụ để học từ những điều cơ bản nhất để xây nên một kỹ năng vững chắc. Kỹ năng đầu tiên chính là cách thắt sợi dây. Bạn thấy đấy, để trở thành một người thành công, bạn phải tạo dựng một nền móng chắc chắn, bạn phải có niềm tin vào chính mình, hiểu bản thân mình muốn gì và bạn phải tập trung vào mục tiêu của bản thân.

To the reach the clouds 

 Nếu bạn để người khác chi phối tâm trí của mình, bạn sẽ ngã. Nếu bạn tưởng mình đã thành công dù bạn còn đến 3 bước nữa, bạn cũng sẽ ngã. Và quan trọng nhất, để có một bước đi vững chắc, bạn cần có nền tảng là một sợi dây đủ cứng cáp. Cuộc sống là một hỗn hợp của những điều không thể lường trước được nên đó là cuộc dạo chơi mà chỉ có những người tìm thấy sự cân bằng mới có thể thành công.

Bạn hãy xem quá trình mà anh chàng nghệ sĩ này thành công rực rỡ với màn đi dây kinh điển ấy đã phải trải qua những bước gì? Chẳng có ai trên đời vừa sanh ra đã biết chạy, chẳng có thành công nào dễ dàng hết bạn à.

Chưa bao giờ có một bộ phim nào khiến mình hồi hộp đến đổ cả mồ hôi tay và chân khi xem như thế này. Cứ mỗi khoảnh khắc của từng phân cảnh ở nửa sau của phim là nhịp tim của mình như nhảy lên muốn bung ra khỏi lồng ngực. Quá ấn tượng bởi những cảnh quay cực kỳ rộng và hoàng tráng.

The walk tái hiện lại màn đi dây mạo hiểm kinh điển nhất của nghệ sĩ đi dây Philippe Petit. Đây là màn khiêu vũ ngoại mục trên không trung World Trade Center - tòa tháp đôi cao nhất thế giới tại thời điểm năm 1974 nằm ở New York, Mỹ cách mặt đất khoảng 400m.

Với gương mặt hài hước của anh chàng Tom Hansen trong bộ phim hài lãng mạn “500 ngày yêu (2009) - (500) Days of Summer” thì nam diễn viên Joseph Gordon-Levitt một lần nữa hóa thân thành chàng nghệ sĩ đi dây “dị hợm” không kém phần hài hước Philippe Petit trong “The walk - Bước đi thế kỷ”. Bạn thử xem “500 ngày yêu” đi, không làm bạn thất vọng đâu, vô cùng vô cùng hài hước và thú vị luôn ấy, ngoài ra anh ấy cũng góp mặt trong bộ phim hack não “Inception” của đạo diễn lừng danh Christopher Nolan. Với lối diễn xuất khôi hài pha tí ngơ ngơ của anh chàng khiến bạn bật cười thực sự. Đây là bộ phim hàm chứa rất nhiều nội hàm ý nghĩa chứ không đơn thuần là phim hài lãng mạn kiểu Mỹ. Mình sẽ dành thời gian để review bộ phim này thật chi tiết.

Tóm lại thì bộ phim chứa phân đoạn nhiều nhất là xiếc đi trên dây. Mình khá thưởng thức tính cách và niềm say mê với nghề nghiệp của Philippe Petit. Tuổi trẻ đam mê khao khát cháy bỏng. Với sức trẻ và sẵn sàng đương đầu với khó khăn, cùng với sự thông minh lanh lợi, ý nghĩ táo bạo. Say mê kích thích trí sáng tạo tối cao. Đôi khi có chút bốc đồng của tuổi trẻ, nhưng nó làm nổi bật lên sự kiên quyết, trung thành với tình yêu và khát khao tận đáy lòng như thế nào. Mọi sự trên đời đều có khởi đầu khó khăn và chúng ta phải là những con người dũng cảm nhất sẽ đón nhận niềm hạnh phúc ở phút cuối mới thực sự vỡ òa. Đứng trước nguy cơ cả bọn bị bóc lịch, quyết định mạnh mẽ về ý chí của Philippe Petit có thể nói là cố chấp cùng ích kỷ.

“My destiny no longer has me conquering the highest towers in the world, but rather the void they protect.
This cannot be measured.”

phân cảnh trong phim The walk

Nhưng chẳng có vinh quang nào, quả ngọt nào mà không trải qua đánh đổi và trả giá. Anh ấy đã thể hiện được “sức nặng” của niềm tin với bạn bè, cộng sự cỡ nào để họ chịu trao niềm tin ấy cho anh, cũng như trao chính tương lai của họ vào tay anh.

“When I see three oranges, I juggle; when I see two towers, I walk!”

Mình cực kỳ tôn trọng anh chàng Philippe Petit với giấc mơ nghệ sĩ vĩ đại của mình, một niềm đam mê khác không cháy bỏng bằng chính trái tim bất chấp mọi thứ, dường như sự can đảm này đã vượt qua mọi sợ hãi vượt không gian và thời gian, sự đam mê cuồng nhiệt qua từng thước phim và cũng khẳng định anh là một người nghệ sĩ cực kỳ khát khao lan tỏa cái lòng nhiệt thành nghề nghiệp của mình đối với tất cả mọi người.

“When the towers again twin-tickle the clouds, I offer to walk again, to be the expression of the builder's collective voice. Together, we will rejoice in an aerial song of victory. I will carry my life across the wire, as your life, as all our lives, past, present, and future -the lives lost, the lives welcomed since. we can overcome.”

Anh ta chẳng khác một con chiến mã hạng nặng thời chiến.

Bạn sẽ được thưởng thức đặc biệt kỹ xảo công nghệ CGI hết sức ấn tượng trong bộ phim của đạo diễn Robert Zemeckis. Một số bộ phim được quay với công nghệ nổi bật này như là avatar…Ví dụ như ngày xưa người ta phải tạo những đám mây những vụ nổ bom hay là những vụ nổ xe thì hiện nay với công nghệ CGI con người đã làm nên được những điều kỳ diệu và đỡ nhọc công hơn. CGI tạo ra những hiệu ứng mô phỏng hình ảnh cực kỳ nét và cảnh quay mãn nhãn giảm thiểu nguy hiểm cho các diễn viên cũng như nhân lực tạo dựng hiện trường.

Với công nghệ CGI này thì xem màn ảnh rộng nó mới phát huy hết tính hấp dẫn các hiệu ứng. 
Câu nói ấn tượng cuối phim:
“Trên chiếc vé của mỗi người đều có một con số gọi là ngày hết hạn nhưng nếu bạn tin vào khả năng của chính mình, bạn có thể thay đổi con số đó”.
“Would anyone but a crazed bicephalous being, half engineer, half poet, willingly shackle himself to a venture of such magnitude? I am prisoner of my dream.”
― Philippe Petit, To Reach the Clouds: My High Wire Walk Between the Twin Towers

chúc các bạn xem phim vui vẻ <3

[REVIEW PHIM TÂY BAN NHA] The skin I live in (2011)

La piel que habito (2011)


Bộ phim (La piel que habito) (2011) được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi như: “Tôi sống trong tôi”, “màng bọc cuộc sống” nhưng tên gọi “bí mật nằm dưới lớp da” là biểu đạt được nội hàm của bộ phim nhất.
Phim kể chuyện theo trình tự phi tuyến tính khá hợp lý, bắt đầu từ hiện tại – 12 năm trước – trở lại hiện tại – rồi 6 năm trước – và trở lại hiện tại để đi đến một cái kết.


Xuyên suốt 2 giờ đồng hồ của bộ phim đi từ bi kịch này cho đến tấn bi kịch khác, cả bộ phim chỉ dùng hai từ bi kịch để miêu tả đúng hơn là “kinh dị”.

Là một trong số ít bộ phim điện ảnh tâm lý kinh dị có kịch bản ấn tượng nhất mà mình từng xem cũng là bộ phim điện ảnh thứ hai của Tây Ban Nha sau Bộ Sát Thủ Vô Hình mà mình đã xem. Quá ấn tượng đến nỗi phải thốt lên một câu “thằng cha đạo diễn mặt mũi như thế nào mà có thể làm ra được một sản phẩm biến thái như thế này cơ chứ?” Sau đó mình đi lùng thông tin và quả thật từ mặt mũi cho tới suy nghĩ phong cách biến thái thực sự luôn các ông ạ.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết Mygale của nhà văn Thierry Jonquet. Tuy nhiên, đạo diễn đã hư cấu hóa nó so với nguyên tác rất nhiều. Bộ phim là 1 trong 20 phim tham gia tranh giải Cành Cọ Vàng tại liên hoan phim quốc tế Cannes năm 2011 được viết lại và đạo diễn bởi đạo diễn quốc tế khá nổi tiếng Pedro Almodovar. Là một đạo diễn đồng tính với phong cách phóng khoáng, tự do đã mang luồng gió sắc màu biến thái và trần trụi, tình yêu và phản bội, tình dục và cưỡng bức, đam mê xác thịt và cuồng nhiệt nghiên cứu, tự sát và giết chóc vào chính sản phẩm của mình một cách bi kịch nhất.  

Mình gói gọn cả bộ phim vào cái gọi là luồng “bi kịch” của cả hai người đàn ông, một là tiến sĩ giải phẩu thẫm mỹ Robert Ledgard (Antonio Banderas thủ vai), hai là “chàng thành niên” Vera – Vicente.

Mỗi thước phim là hình hài bi kịch được thành hình của Robert. Thương thay cho số phận người đàn ông tài năng nhưng cả cuộc đời chịu bao bi kịch.

Nỗi đau khi bị phản bội bởi chính người vợ mà mình yêu thương và hết lòng với tình yêu ấy. Người vợ đã trốn đi cùng với gã nhân tình (chính là em trai của Robert). Điên cuồng nghiên cứu phương pháp thẫm mỹ cấy tạo da người thông qua đột biến gen từ một giống lợn để ghép cho người vợ bị bỏng nặng của mình. Dù bất kể ngày hay đêm ông miệt mài nghiên cứu nhưng than ôi cô ta đã tự sát khi thấy chính thân mình xù xì phản chiếu qua tấm gương. Cô ta lao mình qua cửa sổ chết ngay trước mặt cô con gái của họ.

Bi kịch này lại đưa đến bi kịch cho cô con gái ám ảnh khi người mẹ chết trước mặt mình đã trở lên tâm thần bất định sau đó bị “cưỡng bức” và cuối cùng là tự sát.
Bộ phim phản ánh về số phận nghiệt ngã của tiến sĩ Ledgard, người tài giỏi dường như bị đời ganh ghét, xem phim mà thấy rất thương ông ấy. Ông ấy yêu say đắm người vợ như chính tình yêu nghiên cứu nghề nghiệp của mình. Cả hai thứ tình yêu này đã đưa ông lâm vào “bịch kịch trận".

Bộ phim này biến thái lắm các ông ơi, ông tiến sĩ này đã “xài” chính sản phẩm phẩu thuật thẩm mỹ “cô gái Vera” do chính ông ấy tạo ra lol. Xem mà hú hồn luôn lol. Một điểm cộng nữa cho bộ phim là, cảnh quay rất nghệ thuật và mãn nhãn nhé, nó khác ở những bộ phim kinh dị ảm đảm máu me khác, màu sắc trong phim này rất hài hòa và sáng sủa, nhìn cứ như đang trong phòng trưng bày nghệ thuật “so deep” vậy.


[REVIEW SÁCH] TẤT CẢ CÁC DÒNG SÔNG ĐỀU CHẢY



All the rivers run (1983)
Nguồn của Ảnh: internet

Tất cả các dòng sông đều chảy về biển nhưng biển lại không đầy. Các dòng sông lại quay về đổ về cội nguồn nơi phát sinh chúng. 
                                                                         (trích cựu ước)

Là một bức tranh miêu tả chân thực về cuộc sống, tình yêu, đam mê nghệ thuật cùng những thăng trầm về đời người.

Là một tác phẩm kinh điển kể về thăng trầm cuộc đời của nữ họa sĩ Philadelphia Gordon gắn liền 2 dòng sông yên ả cùng dữ dội Murray và Darling. Mang trong mình nỗi đau của tuổi thơ mất gia đình, sống cuộc đời thơ dại khắc nghiệt, chịu sự gắt gỏng của người dì, tình yêu ngọt ngào pha lẫn những đắng cay với người anh họ Adam, ôm trong mình nỗi ân hận cùng day dứt về cái chết của Adam. Một câu chuyện dài cho sự chèo chống trong cuộc hôn nhân với Brenton Adwards cùng 5 đứa con ra đời, xuyên suốt đó là tình yêu hội họa luôn nung nấu trong con người cô. Sự dũng cảm, can đảm trở thành thuyền trưởng để có tiền lo cho gia đình bất chấp sự kỳ thị phụ nữ lái tàu của xã hội Úc thời bấy giờ.

Câu chuyện chia ra bố cục bốn phần như sự tóm tắt ngắn gọn mà đầy đủ về cuộc đời của Philadelphia:
1.Một dòng sông chưa bị chế ngự (với tuổi trẻ mạnh mẽ, sống đúng chính mình).
2. Thời gian êm đềm trôi (yêu, cưới Brenton, tận hưởng hạnh phúc).
3. Nước vẫn xuôi dòng (dù cuộc sống vất vả gian nan nhưng Philadelphia vẫn chèo chống cho con tàu hoạt động để nuôi sống gia đình).
4. Về bến bờ cuối (những tháng ngày tuổi già yên ả bên dòng sông của Philadelphia).

“Tất cả các dòng sông đều chảy – all the rivers run 1983” không chỉ đơn thuần là chuyện kể về cuộc đời một con người. Ở đó chứa đựng những suy nghĩ rộng hơn, bao quá hơn và mang tính triết lí. Đời người như đời sông, như cuộc sống hòa tan vào dòng thời gian, luôn luôn trôi đi nhưng không ngừng đổi mới, mãi mãi biến chuyển nhưng muôn đời vẫn thế.

Tất cả sông rồi sẽ đi về biển, từ biển bao la sẽ rót vào những lòng sông mênh mông tràn đầy, mạch luân lưu không ngơi nghỉ ấy là cuộc sống. Sẽ không bao giờ có kết thúc, vì nơi tận cùng cũng là khởi thủy cho những mầm sống mới.”

Cũng là tác phẩm đáng đọc cho những ai yêu nghệ thuật hội họa. Sự bắt nhịp trong cảm xúc, tình yêu hội họa, đưa vẻ đẹp tâm hồn, thiên nhiên cùng con người vào bức vẽ. Ở “Tất cả các dòng sông đều chảy” đôi khi ta thấy được sự đồng điệu trong tâm hồn của Delie với nghệ sĩ dương cầm Władysław Szpilman trong “The pianist”. Dù trong hoàn cảnh khó khăn vật lộn với số phận, sự sống còn, thiếu hụt về mặt vật chất nhưng tình yêu nghệ thuật ấy vẫn âm ỉ bùng cháy bên trong họ. Từng trang sách là sự nhẹ nhàng trong câu chữ nhưng ẩn chứa cảm xúc dữ dội cho người đọc về những điều trải qua trong cuộc đời Delie.

Tác phẩm được viết bởi tác giả người Úc – Nacy Cato, vẽ nên một kiệt tác tổng quan cho người đọc hiểu hơn về cuộc sống, con người và vẻ đẹp của nước Úc xinh đẹp nhưng không kém phần khắc nghiệt của thực tế xã hội. Dưới sự mộng mơ, lãng mạn, thơ mộng, thắm đượm tình cảm thông qua suy nghĩ của nhân vật Delie đã tạo nên sức hút lãnh liệt của một người phụ nữ can trường. Đây có lẽ là cuốn sách có những câu văn miêu tả thiên nhiên cảnh vật hay nhất mà mình từng đọc.

Delie – một người phụ nữ mãnh khảnh, nhỏ nhắn xinh đẹp nhưng nội tâm đầy mãnh liệt
Qua cuốn sách đôi khi khiến chúng ta phải suy nghĩ đến vấn đề hôn nhân, Daile – một con người mang tâm hồn nghệ sĩ cùng những ảo ảnh mơ mộng, nhưng lại lấy một anh chồng thô bạo đầy cục súc như Brenton. Bạn sẽ thấy một sự trái ngược đến khó chịu này, quả thật ngay từ đầu cuộc hôn nhân này là một sai lầm. Nếu Adam không chết có lẽ sẽ khác, Adam – một chàng trai lãng mạn cùng những vần thơ có lẽ sẽ mang lại cho Delie cuộc đời hạnh phúc hơn. Một người phụ nữ đẹp, có học thức, dịu dàng, thông minh nhưng số phận đầy éo le và nghiệt ngã dành cho cô. Thật giống như “bông hoa nhài cắm bãi phân trâu” để ví con cuộc hôn nhân của cô với Brenton = ))

Brenton chả có cái gì tốt đẹp, một người đàn ông thô tục từ mặt mũi cho đến cử chỉ lời ăn tiếng nói. Bảo thủ và thiếu chung thủy, lang chạ với rất nhiều đàn bà khác. Thực sự cảm thương cho nhân vật Delie khi yêu hết lòng người đàn ông như thế này.

Delie cũng là người phụ nữ mang tính biểu tượng về nữ quyền. Là người phụ nữ nhận được bằng thuyền trưởng đầu tiên của thời đó, đứng ra chỉ huy con tàu và nhiều người đàn ông thủy thủ trên tàu, buôn bán hàng hóa quanh vùng hồ Victoria khiến nhiều người phải thán phục và trầm trồ.

Tóm lại, đây là một cuốn sách mang dáng dấp về nữ quyền rất đáng đọc. Mình thì lười đọc lắm, ai lười như mình thì cứ lên youtube nghe audio, người đọc hay cực luôn nhé.

 Tác phẩm cũng đã chuyển thể thành phim dài 8 tập được đánh giá 7.6/10 trên IMDb