Trước khi nói đến vấn đề “nghiệp
quật nhân quả” thì mình sẽ chia sẻ sơ qua một số loại thị thực định cư Úc cho cặp
đôi như sau:
💓 Sub class 300 - Prospective Marriage visa
Sub class 300 hôn phu hôn
thê là thị thực bảo lãnh diện đính hôn nộp hồ sơ từ
bên ngoài Úc. Dù Úc chấp nhận hôn nhân đồng giới, tuy nhiên, diện này chỉ dành
cho đương đơn và người bảo lãnh khác giới.
Đương đơn phải kết hôn với
người bảo lãnh trong vòng 9 tháng kể từ ngày được cấp thị thực. (Thị thực này
chỉ có thời hạn 9 tháng kể từ ngày cấp)
 |
Điều kiện nộp hồ sơ, phí xét hồ sơ và thời gian xét duyệt hồ sơ (sub class 300) |
💓Sub class 820 - Partner
visa (temporary) và sub class 801 - Partner visa (Permanent)
Là thị thực kết hôn cho phép đương đơn nộp hồ
sơ onshore (bên trong Úc). Cho phép bạn được ở bên trong Úc trong thời gian chờ
xét duyệt thị thực 801. Temporarily
while we process your permanent Partner visa (subclass 801) application or it
is withdrawn.
 |
Điều kiện nộp hồ sơ, phí xét hồ sơ và thời gian xét duyệt hồ sơ (sub class 820) |
 |
Điều kiện nộp hồ sơ, phí xét hồ sơ và thời gian xét duyệt hồ sơ (sub class 801) |
💓Sub class 309- Partner
(Provisional) visa và sub class 100 - Partner (Migrant) visa
Là thị thực kết hôn cho phép đương đơn nộp hồ sơ từ bên
ngoài Úc (offshore)
 |
Điều kiện nộp hồ sơ, phí xét hồ sơ và thời gian xét duyệt hồ sơ (sub class 309) |
 |
Điều kiện nộp hồ sơ, phí xét hồ sơ và thời gian xét duyệt hồ sơ (sub class 100) |
Mỗi diện bão lãnh vợ chồng, hôn phu hôn thê cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào, chuẩn bị cho buổi phỏng cấn ra sao, khi nào có dịp mình sẽ viết bài chia sẽ kỹ chi tiết cho từng loại với mọi người dưới sự hiểu biết của mình.
Đây là các loại thị thực
liên quan đến bảo lãnh vợ chồng hôn phu hôn thê ở Úc. Nhiều người đã lợi dụng
điểm này để tìm partner có thường trú nhân hay quốc tịch Úc, kết hôn làm hồ sơ
để lấy thường trú nhân và định cư tại Úc. Tuy nhiên, câu chuyện đáng buồn mà
tương lai viễn cảnh ra sao ít ai có thể nghĩ tới. Mình kể ra đây để bất kì ai đọc
được sẽ suy ngẫm khi bạn có ý định bất chấp định cư Úc theo con đường này, khi
mà bạn chẳng phải vì tình yêu mà chỉ vì một thứ phù phiếm mang tên THƯỜNG TRÚ
NHÂN hay QUỐC TỊCH ÚC.
Anh Việt Kiều Úc này vì
muốn kiếm tiền nhanh gọn lẹ để ăn chơi trác tán mà không phải lao động nên đã
nhận lời chấp nhận kết hôn giả với một chị T (mình tạm gọi là T) tại Việt Nam.
Với mỗi case kết hôn giả nhằm có thường trú nhân này theo mình biết là người có
nhu cầu sẽ phải trả cho người có quốc tịch Úc từ 40,000 USD đến 80,000 USD, có
rẻ cỡ nào cũng 30,000 USD. Sau mấy năm làm hồ sơ và chờ đợi thì cũng có kết quả
đậu như mong muốn của hai bên. Sau đó cả hai sẽ làm thủ tục ly hôn giải thoát
cho nhau khỏi ràng buộc về mặt pháp lý. Rồi sau đó, một lần anh Việt Kiều Úc
này về Việt Nam chơi và đem lòng yêu một chị khác (quê chị này ở Nha Trang). Mối
tình của họ thắm thiết với nhau được độ hai năm thì họ quyết định kết hôn với
nhau. Lúc đó, chị này đã mang bầu, anh này thì quay về Úc thuê luật sư chuẩn bị
hồ sơ bão lãnh vợ. Hồ sơ bão lãnh hôn nhân ấy cho mãi đến giờ khi bé gái con
anh chị đã lên lớp hai vẫn im như thóc biệt vô âm tích không tin tức. Cũng giống
như thị thực du lịch 600, Bộ di trú có thể cấp cho bạn nhưng cũng sẵn sàng
cancel nó khi nghi ngờ tính thật của hồ sơ bạn. Hồ sơ định cư thì càng sẽ được
xét duyệt cẩn trọng hơn, tuy nhiên một số luật sư rất cao tay chuẩn bị hồ sơ
qua được mắt CO của Bộ di trú khi làm hồ sơ kết hôn giả. Anh Việt Kiều này
chính vì đã từng kết hôn một lần rồi ly hôn nên bộ hồ sơ kết hôn lần hai được
quả thật sẽ được liệt vào diện đặc biệt cần được quan tâm. Nếu bị phát hiện lần
trước là giả thì lần này vĩnh viễn hồ sơ không bao giờ được chấp nhận nữa. Con
gái thì hỏi mẹ “ mẹ ơi bố đâu rồi”. Mình không phán xét ai đúng ai sai trong
tình huống này, nhưng rõ ràng một lần chơi dại thì cả đời hối hận. Khi anh này
chấp nhận giao kèo kết hôn giả dĩ nhiên anh sẽ không nghĩ đến chuyện định mệnh
đưa mình gặp chân mệnh thiên nữ của đời mình. Và đâu đó vô hình trung cái chị kết
hôn giả với anh này cũng có thể gặp phải hiệu ứng cánh bướm khi chị ấy được
chân mệnh thiên tử của mình ở Việt Nam cũng nên.
Thường thì người ta chỉ
nghĩ tới cái lợi trước mắt mà quên đi chiến lược lâu dài cho tương lai. Chỉ
nghĩ đến cái hữu hạn mà quên đi chiều sâu vô hạn. Giống như nhiều người hay
chơi đùa với hồ sơ của mình, nhưng khi rớt một lần thì mới hiểu được tính
nghiêm trọng của nó, mới biết chữ SỢ viết ra sao, ban đầu ai cũng dũng cảm lắm.
Chị vợ anh này hỏi mình “bây giờ chị phải làm sao em, hồ sơ cũng 8 năm rồi, chị
chờ đợi 8 năm ròng rã mà như chờ một điều không bao giờ đến?”. Hỏi mình mình biết
làm thế nào = = Nếu bạn có lỗi với người thân, hay nói dối một điểu gì đó, làm
sai gì đó thì người thân, người hiểu mình có thể sẽ tha thứ cho mình, nhưng Bộ
di trú CO xét hồ sơ họ không quan tâm bạn buồn ra sao, yếu đuối cỡ nào, mà họ
chỉ quan tâm về mặt logic, tính thật của hồ sơ. Khi họ phát hiện ra sự giả dối
thì dĩ nhiên hồ sơ của bạn một là bị từ chối (cái này còn đỡ nè), hai là ác hơn
nữa sẽ “cầm tù” hồ sơ như kiểu nhốt Bạch xà trong tháp Lôi Phong.
Vì số lượng hồ sơ kết hôn
giả mỗi ngày một gia tăng, nên phía Bộ di trú đã dè chừng và xét hồ sơ khá kĩ.
Có rất nhiều trường hợp hồ sơ kết hôn thật bị từ chối sau vài năm chờ đợi
thương tâm mà mình thấy mỗi ngày. Những người kết hôn giả vô tình đã làm những
người kết hôn thật phải hứng chịu nổi đau không thể nào nguôi ngoai khi mà hạnh
phúc và tình yêu của họ hoàn toàn tắt hết hi vọng bởi ranh giới quốc tịch. 😰😰😭
Mình hi vọng chia sẻ của
mình sẽ giúp được nhiều bạn TỈNH lại khi có ý định bất chấp định cư Úc theo con
đường sai trái này, và tự chặt đứt tương lai của mình.💋
Tình yêu và hôn nhân là một
điều thiêng liêng và diệu kì, xin CON NGƯỜI hãy đừng lợi dụng nó để làm điều
sau trái, đánh mất vẻ đẹp của nó.
Vũ San 💪💪💪